Thách thức số hóa ngành du lịch - Bài học kinh doanh từ “cá chép vượt vũ môn” Gotadi
Chuyển đổi số trong du lịch là bài toán không hề đơn giản. Với chiến lược “điền vào chỗ trống”, Gotadi đã khai thác từng điểm đau của khách hàng để đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp.
Trong buổi phỏng vấn mới đây với Trends Việt Nam, CEO Gotadi Ngô Minh Đức đã có những chia sẻ thẳng thắn và cởi mở về những khó khăn trong chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam.
Ông khẳng định:
Công nghệ hiện đại đem đến cho con người rất nhiều tiện ích. Một trong số đó là chuyên nghiệp hóa quy trình và giảm bớt sức lực con người. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong du lịch là bài toán không hề đơn giản.
Bài viết này sẽ làm rõ những khó khăn trong chuyển đổi số ngành du lịch Việt Nam dựa trên những phân tích của CEO Gotadi.
Bên cạnh đó, câu chuyện kinh doanh của Gotadi trong nỗ lực số hóa ngành du lịch trong nước cũng được đưa ra bình luận.
CEO Gotadi: Chuyển đổi số trong du lịch là bài toán không hề đơn giản
Theo ông Đức, ngành du lịch Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại trong công cuộc số hóa.
Ba nguyên nhân chính của trở lực này, đó là:
Định kiến phải duy trì kết hợp hiện đại và truyền thống, Sự hạn chế về vốn đầu tư công nghệ trong nước và Tầm nhìn chiến lược “ao tù” của người lãnh đạo.
1. Du lịch là ngành đặc thù kết hợp cả hiện đại và truyền thống, con người và tự động hoá
Tại Việt Nam, tự động hóa có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên rất khó để áp dụng triệt để vào toàn ngành du lịch.
Đó là bởi dù khách hàng có thể mua vé máy bay, đặt phòng trên các ứng dụng trực tuyến nhưng việc phục vụ tại nhà hàng, khách sạn phần lớn vẫn là do con người.
Bên cạnh đó, đặc thù của ngành này vốn liên hệ mật thiết với giao tiếp khách hàng bởi nó là một phần quan trọng để đánh giá thương hiệu.
Do đó, tự động hóa cục bộ ngành rất khó có thể thay thế trải nghiệm du lịch thuần túy.
Thay vào đó, các doanh nghiệp trong ngành cần hướng tới sự kết hợp cả hiện đại và truyền thống vào mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, cũng chính quan điểm kinh doanh đó đã hạn hạn chế quá trình tự động hóa trong ngành và vô tình kìm kẹp “cuộc cách mạng số hóa” du lịch tại Việt Nam.
2. Chi phí chuyển đổi công nghệ lớn
Trong công cuộc số hóa, các dịch vụ điện toán đám mây là điều kiện cần để nâng tầm ngành du lịch.
Tuy nhiên, có khá ít doanh nghiệp Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây) hoạt động về dịch vụ này, hoặc chất lượng của các dịch vụ chưa được đảm bảo.
Vậy nên nhiều chủ doanh nghiệp lĩnh vực du lịch quyết định tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ ở nước ngoài.
Đây quả là một sự “lãng phí” cho cả bên tìm kiếm nhà cung cấp và bên cung ứng dịch vụ khi không tận dụng được lợi thế của sân nhà và cùng nhau thúc đẩy kinh doanh cho người Việt.
Ông Đức cho biết, bản thân Gotadi cũng đang sử dụng Amazon Web Service (viết tắt là AWS), một dịch vụ cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng đám mây như lưu trữ và tính toán.
Đây là một sản phẩm của ông lớn Amazon. Dịch vụ này đã chiếm lĩnh thị trường điện toán đám mây cả thập kỷ nay trên toàn thế giới.
Chất lượng, uy tín của sản phẩm cũng như thương hiệu Amazon thì khỏi phải bàn cãi.
Tuy nhiên, chi phí dành cho công việc này là không hề nhỏ nên bước đầu tiên cần làm là tìm và rót vốn đầu tư.
Vì vậy, nếu muốn hoàn tất chuyển đổi số và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực, các doanh nghiệp du lịch Việt còn cần đầu tư nhiều hơn nữa vào mảng công nghệ.
3. Người lãnh đạo thiếu tầm nhìn xa
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, có gần 2700 doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, với hơn 90% trong đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú là không hề nhỏ, tuy nhiên, không phải tất cả đều liên kết với các dịch vụ công nghệ.
Dễ thấy nhất là nhiều khách sạn nhỏ chưa xuất hiện trên bất cứ ứng dụng đặt phòng nào.
Đó là bởi họ ít tìm hiểu đổi mới ứng dụng công nghệ để thích nghi với xu hướng hội nhập số hóa của thời đại.
Quan trọng hơn là nguồn vốn hạn hẹp, chi phí chuyển đổi số lớn nên ít chủ doanh nghiệp mặn mà với việc tiếp cận công nghệ này.
Tầm nhìn kinh doanh hạn hẹp đã vô tình trì hoãn và có nguy cơ đánh mất cơ hội lấy lại phong độ cho doanh nghiệp trong bối cảnh mà đâu đâu cũng hiển hiện sự tồn tại của công nghệ.
Như vậy, định kiến phải duy trì kết hợp cũ và mới, hiện đại và truyền thống đã làm chùn bước đi của cách mạng số hóa.
Sự hạn chế về vốn đầu tư công nghệ trong nước đã gia tăng mức độ phụ thuộc vào tiềm lực công nghệ nước ngoài.
Và cuối cùng, tầm nhìn chiến lược “ao tù” của người lãnh đạo trì hoãn khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp.
“Cá chép” Gotadi chớp thời cơ từ tiềm lực cạnh tranh thị trường OTA nội địa để “vượt vũ môn” bằng nền tảng công nghệ vươn tầm châu lục
Nhận thức rõ những khó khăn, cơ hội đã, đang và sẽ đến với ngành du lịch trong nước, Gotadi đang dần chinh phục mục tiêu trở thành một trong những giải pháp số hóa tốt nhất cho ngành du lịch Việt Nam.
Để làm được điều đó, ngay từ khi ấp ủ dự định này, “cha đẻ” của Gotadi đã luôn lắng nghe dòng chảy xu thế, dòng chảy thị trường để tạo ra “màn chào sân” “thiên thời-địa lợi-nhân hòa”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không ngừng nghiên cứu và cải tiến công nghệ để thu hẹp sợi dây ràng buộc công nghệ trong và ngoài nước.
Hai yếu tố làm nên thành công kể trên của Gotadi sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần này.
Gotadi nắm bắt “thời cơ vàng” cho “màn chào sân” ấn tượng
Gotadi ra mắt trên thị trường vào đúng thời điểm OTA (Online Travel Agency) tại Việt Nam đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và được định giá hàng triệu đô.
Đây là một lợi thế khách quan vô cùng có giá trị đối với một startup mảng công nghệ du lịch lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sự “thiên thời” này không chỉ ứng với riêng một doanh nghiệp mà nó là “thời cơ vàng” cho tất cả các doanh nghiệp cùng ngành.
Chính vì vậy, Gotadi đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều tên tuổi khác tham gia vào mảng này như Traveloka, Booking, Abay, Skyscanner, v.v.
Dù vậy, chủ doanh nghiệp cho rằng sự cạnh tranh này sẽ là động lực để kéo Gotadi đi lên và vươn xa các đối thủ của mình.
Việc quan sát và nghiên cứu các đối thủ sẽ giúp định vị doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Đồng thời, những phát hiện về “lỗ hổng” công nghệ của các bên sẽ là cơ hội để bản thân Gotadi thực hiện chiến lược “điền vào chỗ trống”.
“Chữa” được những điểm đau (pain points) của người dùng và đem đến giải pháp “trị liệu” cho tương lai được coi là “kim chỉ nam” hành động của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Gotadi, những điểm đau này gồm: giao diện người dùng không đồng nhất trên các hệ điều hành, trải nghiệm người dùng ngắt quãng, và chất lượng thông tin không cao.
Việc khắc phục những hạn chế này đòi hỏi một nỗ lực đổi mới công nghệ trường kỳ và liên tục.
Đó cũng chính là tinh thần mà Gotadi đã và đang quyết tâm thực hiện.
Đặc biệt, một trở lực rất lớn mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt là sự thấu hiểu “địa phương”, thấu hiểu ngành và khả năng liên kết, liên minh với các doanh nghiệp liên quan khác.
Trong khi điều này được xem là “địa đạo” đối với các doanh nghiệp nội địa đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành như HG Holdings (chủ sở hữu Gotadi).
Gotadi quyết tâm “vượt vũ môn” bằng nền tảng công nghệ vươn tầm châu lục
Không chỉ trông chờ vào sự thúc đẩy của thời đại, bản thân Gotadi luôn xác định một tư tưởng cầu tiến và không ngại khó, ngại khổ để tạo ra ứng dụng du lịch hoàn hảo nhất.
Theo đó, công nghệ được xác định là mảng trọng tâm của doanh nghiệp nên được đầu tư một cách nghiêm túc không chỉ ngân sách, công sức, thời gian mà còn là tâm huyết của gần 30 nhân sự thuộc đội ngũ phát triển công nghệ.
Họ là những người ngày đêm liên tục triển khai và cập nhật các tính năng, phần mềm nhằm đạt mục tiêu giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng từ sự thuận tiện, nhanh hơn và chính xác hơn.
Đứng trước trở ngại về trình độ công nghệ, Gotadi đã không ngừng tự nâng cấp hệ thống của chính mình.
Bằng chứng là trước khi chuyển hướng mô hình kinh doanh và ra mắt giao diện mới nhằm phục vụ end-user, Gotadi vốn dĩ đã rất mạnh mẽ về nền tảng công nghệ backend – một trong những rào cản khổng lồ đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, công nghệ hóa.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự tiếp thu và học hỏi tinh hoa công nghệ nước ngoài của doanh nghiệp này.
Cụ thể, công nghệ của Gotadi được phát triển và khởi chạy trên AWS (như đã đề cập ở trên), đồng thời lý tưởng phát triển doanh nghiệp của Gotadi cũng được dựa trên những bước tiến vững vàng của Amazon từ trước.
Điều này cho thấy sự đầu tư “khủng” của doanh nghiệp khi vừa phát triển công nghệ trong nước vừa đầu tư chi phí sử dụng công nghệ ngoài nước.
Có thể thấy được, tầm nhìn kinh doanh của chủ doanh nghiệp luôn hướng về các giá trị tương lai được xây dựng từ nền tảng chất lượng bền vững và cấp tiến.
Đây là một cách nhìn tuy không mới nhưng vô cùng táo bạo và thức thời mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng dám “xắn tay hành động”.
Gotadi và chiến lược “khai thác” điểm đau của khách hàng đầy khôn ngoan
Như đã đề cập ở trên, có 3 điểm đau mà những người dùng app du lịch tại Việt Nam gặp phải và hiện đang từng bước được Gotadi tháo gỡ, bao gồm:
Giao diện người dùng không đồng nhất trên các hệ điều hành, trải nghiệm người dùng ngắt quãng, và chất lượng thông tin không cao.
Với chiến lược “điền vào chỗ trống”, Gotadi đã khai thác từng điểm đau của khách hàng để đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp.
Đầu tiên, để đảm bảo trải nghiệm người dùng luôn ở đỉnh cao hài lòng, ứng dụng Gotadi được lập trình trên nền tảng công nghệ Native App với 2 đội riêng biệt.
Mỗi đội sẽ đảm nhiệm coding trên từng nền tảng hệ điều hành Android và IOS thay vì áp dụng các framework khác nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Đây cũng chính là xu hướng Micro-Services đang được bàn luận sôi nổi hiện nay trong giới công nghệ và phát triển sản phẩm.
Sở hữu công nghệ này giúp Gotadi có cho mình lợi thế vượt trội hơn cả so với các đối thủ cạnh tranh trong công tác multitasking và cross-devices tracking.
Ví dụ, khi một người dùng mobile thực hiện đặt vé trên di động, thông tin đặt vé đó sẽ ngay lập tức được xử lý và cập nhật song song lên website khi họ chuyển sang giao diện Laptop/PC.
Tiếp đó, để đem đến trải nghiệm booking mượt mà, Gotadi chọn cho mình cách thức đặt chỗ bằng cách “bắn & kéo” giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface, viết tắt là API) trực tiếp từ nhiều phía đối tác hãng hàng không.
Điều này nhằm giúp cho người dùng (end-user) thực hiện đặt vé theo phong cách “all-in” và “click & go” đúng như tinh thần “chạm là đi” của doanh nghiệp.
Cùng với những nỗ lực đã bỏ ra, Gotadi hiện là công ty du lịch trực tuyến đầu tiên và duy nhất có quyền truy cập API trực tiếp vào:
- Cả 4 hãng hàng không nội địa: Bamboo, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vietnam Airlines.
- 54 hãng hàng không có đường bay đến Việt Nam.
- Hơn 900 hãng hàng không quốc tế bay từ và đến bất cứ nơi nào trên thế giới.
- Hơn 2000 khách sạn ở Việt Nam và 400.000 khách sạn trên toàn thế giới.
Không chỉ dừng lại ở đặt chỗ, việc thanh toán cũng được đơn giản hóa với những liên kết của Gotadi và nhiều cổng thanh toán khác nhau.
Như đã nói ở trên, việc đấu nối API được xem như là mở “cánh cửa liên thông” giữa các đơn vị trong ngành.
Xét về mặt công nghệ, hình thức này đã trở nên khá phổ biến và không có gì là quá “ghê gớm”.
Nhưng xét về khía cạnh kinh doanh, nó chỉ được thực hiện giữa các đơn vị, tổ chức có mối quan hệ lâu năm và có độ tin tưởng nhất định.
Ông Đức cho rằng, đây chính là lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp du lịch nội địa nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Đơn cử, Gotadi liên kết với nhiều ngân hàng để làm các chương trình khuyến mãi khi thanh toán thẻ như liên kết với VIB vào năm 2018.
Đồng thời, Gotadi cũng có nhiều liên kết với các sàn thương mại điện tử như Tiki, ví điện tử Momo và ZaloPay để tăng thêm nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
Cuối cùng, để hỗ trợ khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp, Gotadi luôn cấp tiến trình tìm kiếm của mình để vượt trội hơn so với các “hàng xóm”.
Theo đó, kết quả tìm kiếm từ app Gotadi đảm bảo ba tiêu chí: chính xác nhất, đa dạng nhất và tiết kiệm nhất.
Chỉ sau vài cú chạm, ứng dụng trả về cho người dùng thông tin các dịch vụ như phòng khách sạn, vé máy bay luôn được tự động cập nhật real-time (theo thời gian thực).
Điều này đảm bảo giá trị thông tin khách hàng nhận được luôn mới nhất và đáng tin nhất.
Không chỉ vậy, Gotadi trả về cho khách hàng một danh sách gồm hàng trăm hãng hàng không được sắp xếp theo giá cả, ưu đãi, hoặc theo đánh giá để người dùng thoải mái so sánh và lựa chọn.
Ngoài ra, những kết quả này cũng bao gồm tất cả các hạng vé, từ vé hạng Siêu tiết kiệm đến các vé khoang Hạng nhất để khách hàng tham khảo và tìm ra loại vé phù hợp nhất với điều kiện tài chính của mình.
Bản chất Gotadi là web so sánh giá vé máy bay realtime – nên khách hàng chỉ cần vào Gotadi là biết giá chính xác của tất cả các hãng.
Đặc biệt, khách hàng có thể nhận được ưu đãi tiết kiệm tới 20% tại các khách sạn độc quyền trên ứng dụng này.
Nhìn chung, Gotadi đang phát huy rất tốt những thế mạnh công nghệ của mình.
Sự coi trọng giá trị bền vững và cấp tiến chính là yếu tố giúp Gotadi vững bước trước bao đối thủ cùng ngành.
Có nhiều quan điểm đối lập về trở lực hay khó khăn, thách thức.
Nhiều năm qua ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành nghề nói chung vẫn luôn “dậm chân tại chỗ” khi xem các khó khăn là lý do “không thể vượt qua được”.
Nhưng chỉ có những doanh nghiệp dám nhìn nhận “trong nguy có cơ” mới dám bước ra khỏi vùng an toàn để tự tin bứt phá và khám phá những chân trời mới hay tìm ra những “mỏ vàng” mới ngay dưới chân mình.
Câu chuyện số hoá du lịch của Gotadi và những gì doanh nghiệp đã, đang làm được là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự khởi sắc của ngành du lịch Việt Nam và niềm tin cho một sự chuyển đổi mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
Gotadi là một ứng dụng trực tuyến giúp khách du lịch đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và đặt tour du lịch.
Với Gotadi, khách du lịch chỉ cần một vài thao tác click chuột đã có được kế hoạch lịch trình toàn diện và sẵn sàng cho chuyến đi.
Gotadi được chính thức ra mắt vào năm 2014 và là sản phẩm được hậu thuẫn phát triển bởi HG Holdings – Tập đoàn chuyên quản lý đầu tư trong lĩnh vực du lịch lữ hành có đến 14 văn phòng đại diện tại khu vực Đông Dương, Châu Úc và Châu Âu.
Tìm hiểu thêm về Gotadi tại đây: https://www.gotadi.com
–Nguồn trendsvietnam.vn–