Skip links

Đón đọc DOANH NHÂN số 272

Trong đại dịch COVID-19, công nghệ dường như có thêm động lực để phát triển nhanh hơn, gắn sát hơn với cuộc sống thực tiễn.

 

Chuyển đổi số đã dần trở thành xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cơ hội phát triển chưa từng có, gắn với đó là những thách thức và yêu cầu phải tự điều chỉnh.

Xác định sự cần thiết thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa để phục vụ con người, để không ai bị bỏ lại phía sau, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một Chương trình chuyển đổi số quốc gia với những mục tiêu, giải pháp cụ thể. Nhưng chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi công nghệ mà quan trọng hơn là chuyển đổi về tư duy thiết kế và nội dung chính sách ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhiều điều ngày hôm qua, hôm nay là đúng nhưng sẽ phải thay đổi và phải thay đổi rất nhanh.

Ở góc nhìn của các DOANH NHÂN, chuyển đổi số thành công chỉ có 10% là công nghệ còn 90% còn lại là đóng góp từ cách quản trị sự thay đổi và văn hóa công ty. Chúng ta còn quá nhiều việc phải làm trên con đường chuyển đổi số. Không phải ngẫu nhiên khi du lịch lựa chọn chuyển đổi số để đột phá… Hay sự lựa chọn khắc nghiệt của ngành F&B khi chuyển đổi công nghệ cho sự phát triển. (“Tối ưu hoá vận hành F&B” – Cáp Tần; “Thời điểm vàng để ngành F&B đột phá” – Chuyên gia Vũ Vinh Phú; “Bứt tốc sau đại dịch” – CEO Nguyễn Trúc Chi; “Mô hình 8E chuyển đổi số ngành F&B” – Ths Vũ Tuấn Anh).

Nhưng công nghệ chỉ có thể đột phá nếu mỗi tổ chức, cá nhân có thêm một bệ đỡ vững chắc từ văn hoá, đạo đức. Đúng dịp sinh nhật Bác, VCCI đã công bố và phát động thực hiện Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam với mục tiêu nâng cao giá trị văn hoá Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp và từ đó lan tỏa tới toàn xã hội, đóng góp vào sự phát triển văn hoá của xã hội (“Quy tắc đạo đức – “hơi thở” của từng doanh nhân, doanh nghiệp” – Nguyễn Việt thực hiện). Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam sẽ trở thành cam kết chung để cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau đồng hành và hành động.

 

Việt Nam đang có những lợi thế trong kỷ nguyên số nhưng cũng đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Chúng ta sẽ ứng xử với cơ hội vô giá này thế nào để chuyển đổi số không là trào lưu, để chúng ta nắm bắt và hưởng lợi từ nó thực sự, có lẽ cần một tư duy mới trong chiến lược và thực thi. “Chúng tôi sẽ xây dựng một hệ sinh thái trong ngành du lịch, có thể cung cấp mọi dịch vụ liên quan từ hàng không, du thuyền, khách sạn, tour du lịch… với khát vọng “chắp cánh” cho du lịch Việt bay nhanh hơn, xa hơn” – đó là lời khẳng định của ông Ngô Minh Đức – Nhà sáng lập Gotadi, Chủ tịch HG Holdings (tác giả: Minh Châu)

 

Công nghệ là động lực, đạo đức là bệ đỡ để “cơ hội vô giá” không bị bỏ lỡ!

Có lẽ, với “truyền thống” của DOANH NHÂN, một số báo không chỉ gói gọn trong những câu chuyện này. Đó còn là những câu chuyện cuộc đời, những mảnh ghép cuộc sống và những gì khiến chúng ta cảm thấy yêu hơn, gắn bó hơn: “Côn Đảo – mùa rùa biển đẻ trứng”; “Quyến rũ cùng Maxi” – Nhà văn Lam Linh; “Hãy thử tắt điện thoại một ngày” – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều;… 

Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không cầm một tờ DOANH NHÂN số mới trên tay?

–Nguồn copy diendandoanhnghiep.vn–

Leave a comment